Bộ Ưng và bộ Cắt Bộ_Ưng

Trong quá khứ người ta có xu hướng thường gộp tất cả các loài chim săn mồi với các loài trong họ Cắt (Falconidae), bao gồm các loài chim cắtcaracara) vào bộ Cắt (Falconiformes). Khi tất cả các loài chim ăn thịt săn mồi ban ngày được coi như là một bộ duy nhất, thì bộ Cắt nghĩa rộng (Falconiformes sensu lato) bao gồm khoảng 329 loài. Tuy nhiên, một số tác giả vẫn nghi ngờ về tính đơn ngành của bộ Cắt nghĩa rộng và công nhận sự tồn tại của bộ Ưng[2][3][4][5].

Nếu các loài chim cắt và các đồng minh của chúng được cho là đủ khác biệt để tách riêng như một bộ độc lập, thì bộ Cắt nghĩa hẹp (Falconiformes sensu stricto) chỉ bao gồm khoảng 66 loài chim cắt trong họ Cắt (Falconidae), còn các họ còn lại trở thành một phần của bộ Ưng (Accipitriformes).

Nghiên cứu ADN gần đây chỉ ra rằng các loài cắt không có quan hệ họ hàng gần với các loài chim săn mồi còn lại, thay vì thế chúng có quan hệ họ hàng gần với các loài vẹt (Psittaciformes) và sẻ (Passeriformes)[6][7], trong khi các họ PandionidaeSagittariidae là có quan hệ họ hàng gần nhất với họ Accipitridae, và chúng tạo thành một nhánh đơn ngành[6]. Kể từ đó sự tách ra (nhưng không phải là vị trí của cắt cận kề với vẹt và sẻ) đã được các tổ chức có uy tín về điểu học như Ủy ban Phân loại Nam Mỹ (SACC)[8], Ủy ban Phân loại Bắc Mỹ (NACC)[9] trực thuộc Hiệp hội các nhà điểu học châu Mỹ (AOU) và Đại hội Điểu học Quốc tế (IOC)[1] công nhận.

Đề xuất dựa trên ADN cũng như các phân loại của NACC và IOC gộp các loài kền kền Tân thế giới vào bộ Accipitriformes[1][7][9]. Cách tiếp cận này được tuân theo trong bài này. Phân loại của SACC tách kền kền Tân thế giới thành bộ riêng gọi là Cathartiformes[10]. Vị trí phân loại của kền kền Tân thế giới đã từng không rõ ràng kể từ đầu thập niên 1990, với một số học giả từng đặt kền kền Tân thế trong bộ Ciconiiformes; trên cơ sở một số chứng cứ nghiên cứu phân tử, hình thái và hành vi cho thấy chúng có quan hệ họ hàng gần gũi với các loài hơn là với họ Accipitridae.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bộ_Ưng http://books.google.com/?id=SFP9P1i-PoEC&pg=PT60#v... http://books.google.com/?id=hlIztc05HTQC&pg=PA69#v... http://www.informaworld.com/smpp/content~db=all~co... http://www.senckenberg.de/files/content/forschung/... http://www.uni-heidelberg.de/institute/fak14/ipmb/... http://www.museum.lsu.edu/~Remsen/SACCBaseline.htm... http://www.museum.lsu.edu/~Remsen/SACCBaseline02.h... http://www.ncbi.nlm.nih.gov/Taxonomy/Browser/wwwta... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18583609 http://d-nb.info/gnd/4021969-0